Lễ hội ở Sapa

Du lịch Sapa - Nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc - Sapa là điểm du lịch hấp dẫn các du khách không chỉ trong nước mà còn cả du khách nước ngoài. Với nét đẹp tự nhiên hoang sơ vốn có và sự góp mặt của nhiều dân tộc thiểu số, Sapa như một bức tranh đa sắc màu. Nhắc đến Sapa là nhớ đến một mùa đông với sương mù bảng lảng giăng kín phố núi và gió rét bủa vây từng dãy phố, nhớ đến mùa hè với những dải mây trắng Ô Quy Hồ vắt qua thung lũng, rừng cây xanh ngắt, vườn hoa rực rỡ, và bên đường thác nước tung bọt trắng xóa. Những điều kỳ thú đó đã giúp Sapa trở thành điểm du lịch lý tưởng của miền Bắc vào mùa hè, khiến phiên chợ cuối tuần thêm nhộn nhịp, cùng tình yêu qua tiếng khèn, đàn môi, kèn lá của những chàng trai, cô gái Mông xuống núi.
Mời quý khách cùng khám phá một số lễ hội đặc sắc của vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu này.

1. Chợ tình Sapa
Phần lớn các dân tộc cư trú tại Sapa đều sống theo thung lũng Mường Hoa, nơi mà con sông Mường Hoa bắt nguồn từ những con suối nhỏ từ đỉnh núi Fansipan. Nước từ con sông giúp cho cộng đồng người thiểu số tại đây canh tác nông nghiệp cũng như sinh hoạt hàng ngày. Đường đi trước đây khá là hiểm trở, thường là lối mòn cho người va gia súc đi lại. Bản của người dân tộc thường cách khá xa trung tâm thị trấn. Để đi tới chợ bằng đường mòn thường mất khoảng 12 tiếng hoặc nửa ngày. Vì thế mọi người thường xuất phát từ ngày hôm trước (tức ngày thứ bảy) và ngủ qua đêm tại thị trấn để dễ dàng cho buôn bán vào phiên chợ ngày chủ nhật. Chính vì thế đêm thứ bảy thường rất là náo nhiệt. Người già vui vẻ đi thăm hỏi bạn bè, lớp trẻ có cơ hội để tiếp xúc và làm quen với bạn khác giới. Điểm đặc biệt là mọi người kết bạn qua tiếng khèn, tiếng sáo. Trong đó có chứa đựng tình cảm mà của họ muốn thổ lộ.

Lễ hội ở Sapa

Chợ tình được duy trì khá lâu cho tới ngày nay, nhưng hiện tại cuộc sống hiện đại đã làm cho chợ tình mất đi vẻ vốn dĩ của nó.

>>> Đi ngay tour du lịch Sapa


2. Hội Roong Pooc của người Giáy
Hàng năm vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch, người Giáy ở Tả Van (huyện SaPa) lại mở hội Roóng Poọc để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Tuy vốn là lễ hội dân tộc truyền thống của người Giáy ở Tả Van, nhưng nhiều năm nay đã lan rộng, trở thành lễ hội chung của cả vùng thung lũng Mường Hoa.

Lễ hội ở Sapa

Địa điểm mở hội là một khu ruộng tương đối bằng phẳng phía đầu bản. Trung tâm hội dựng cây còn cao vút bằng cây mai có một vòng tròn trên ngọn. Vòng tròn đó một mặt dán giấy đỏ tượng trưng cho mặt trời, một mặt dán giấy vàng tượng trưng cho Mặt Trăng. Mâm cúng của thầy mo gồm các lễ vật tượng trưng cho sự no ấm như: vải, trứng, măng, bạc trắng và 6 quả còn của các cô gái chưa chồng.
Sau lễ cúng thần linh là những trò chơi mang nghi lễ tượng trưng như ném còn, kéo co, nhảy múa và biểu diễn dàn nhạc trống chiêng, kèn pí lè rất sôi nổi.

3. Lễ hội “Nào Cống”
Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ ở bản Tả Van làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là chồng hoặc vợ), không phân biệt nam, nữ, già, trẻ.
Lễ hội Nào Cống có 3 phần: Phần nghi lễ cúng thần, phần công bố quy ước chung cả vùng và phần ăn uống. Lễ vật dâng cúng là trâu đen, lợn đen và gà vịt do các làng đóng góp mua. Làng Tả Van Giáy còn có trách nhiệm chuẩn bị vàng hương, bát đĩa dâng cúng. Chủ lễ là thầy mo của người Giáy ở Tả Van. Thầy mo ăn mặc áo dài, quần thụng trịnh trọng đọc lời cúng các thần linh. Nội dung bài cúng là mời các thần về dự lễ, cầu mong các thần phù hộ người yên vật thịnh, được mùa.

Sau phần lễ cúng, chức dịch Mường Hoa lên đọc quy ước chung của cả Mường... Nội dung bản quy ước đề cập đến 4 vấn đề: vấn đề trị an của các làng, vấn đề bảo vệ rừng, vấn đề chăn dắt gia súc, vấn đề ứng xử xã hội
Kết thúc phần phổ biến các quy ước, mọi người dự lễ đều vui vẻ ngồi vào mâm ăn uống. Dân làng nào tự nấu lấy thức ăn cho làng ấy và cùng ăn với nhau ở ngoài miếu.

4. Lễ tết nhảy
Tết nhảy là lễ hội quan trọng và được chuẩn bị khá công phu của người Dao ở Tả Van, thường được tổ chức vào ngày mùng 1 hoặc mùng 2 Tết âm lịch. Nội dung chính của buổi lễ là cầu mong “Người yên vật thịnh”, “Uống nước nhớ nguồn”: Bắt đầu từ sáng sớm của ngày mùng 1 Tết, tất cả các thành viên trong gia đình ông trưởng họ sẽ cùng nhau tệ tựu quanh bàn thờ. Là lễ báo tổ tiên xong, mọi người sẽ cầm dao và quốc ra cửa chính để đến trước cây đào. Lúc này ông trưởng họ sẽ vừa vung dao vừa nói giận dữ với cái cây rồi dứ con dao vào gốc cây, sẽ có 1 người ngăn cản và hứa cây năm nay sẽ ra hoa đẻ quả.1 sốt ít Nam giới có khả năng sẽ tham gia nhảy đồng. Thầy cúng và người nhảy đồng trong lúc nhảy sẽ đọc bài khấn trình tổ tiên về việc tổ chức lễ Tết nhảy.

Lễ hội ở Sapa

Lễ tổ tiền xong, thầy cúng vàngười nhảy đồng sẽ nhảy 14 điệu nhảy với những động tác khác nhau và có tính biểu tượng cao nhưng đều là lò cò 1 chân và cùng chung mục đích là mở đường và đuổi tà ma. Sau đó dòng họ sẽ làm lễ rước tổ tiên.
Tết nhảy diễn ra trong khoảng thời gian 5 giờ từ cuối giờ Thìn đến hết giờ Dậu, xuyên suốt là kể về sự tích dòng họ và công lao của tổ tiên. Lễ Tết nhảy vừa giàu bản sắc lại đậm tính nhân văn.

5. Lễ hội “Nhặn Sồng” và “Nào Sồng”
Đây là Lễ hội của người Dao đỏ ở làng Giàng Tả Chải (Tả Van – Sa Pa) mang ý nghĩa giáo dục cao với dân làng, phòng chống nạn phá rừng. Hiện nay, chỉ năm nào rừng bị phá nhiều, trâu ngựa thả rông phá vườn tược hoa mầu, người Dao mới tổ chức lễ “Nhặn Sồng”. Trong buổi lễ, “Chẩu chiếu” – người đứng đầu trông coi rừng do dân làng bầu ra đứng lên công bố những điều luật ngăn chăn nạn phá rừng, trừng phạt những ai vi phạm. Sau khi được dân làng thảo luận sẽ được Chẩu chiếu tổng hợp thành quy ước riêng của làng, mọi người tự giác tuân theo.
Người Mông ở Séo Mí Tỷ, ở Dền Thàng Tả Van cũng như ở Lao Chải, Hầu Thào, trước đây đều tổ chức lễ ăn ước tương tự gọi là lễ “Nào Sồng”, ngày cúng thường là ngày Thìn của tháng giêng. Nội dung quy ước của lễ “Nào Sồng” có sự mở rộng phạm vi điều chỉnh hơn làng người Dao. Bên cạnh việc bảo vệ rừng, chống thả rông gia súc, quy ước còn đề cập đến các vấn đề phòng chống trộm cắp, bảo vệ mùa màng, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau..

6. Hội Gầu Tào của người Mông
Hội Gầu Tào là lễ hội quan trọng của người Mông. Lễ hội mở ra nhằm một trong hai mục đích cầu phúc hoặc cầu mệnh. Một gia chủ nào đó không có con, thưa con hoặc sinh con một bề, sẽ làm lễ nhờ thầy cúng xin cho mở hội Gầu Tào nhằm cầu mong có con – đó là hội cầu phúc. Một gia chủ khác nếu thường ốm đau bệnh tệt, con cái yếu ớt, thậm chí có con bị chết, mùa màng, vật nuôi lụi dần, cũng nhờ thầy cúng bói xin mở hội Gầu Tào – đó là hội cầu mệnh. Khi lời cầu khấn trở thành hiện thực thì họ lại làm lễ Gầu Tào để tạ ơn thần linh.

7. Lễ hội Xuống đồng Sa Pa – Lào Cai
Lễ hội xuống đồng đầu xuân của đồng bào dân tộc Tày, Dao xã Bản Hồ - Sa Pa (Lào Cai) khai hội sáng ngày mồng 8 Tết hàng năm. Phần lễ được bắt đầu từ tục rước đất, rước nước rồi đến lễ cúng giao linh với thần linh. Phần hội được bắt đầu bằng các điệu múa và các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc của người Tày, người Dao.

Lễ hội ở Sapa

Nhưng nổi bật nhất, vui nhất, nhiều người tham gia nhất là những màn xoè, khi tiếng kèn trống vang lên các cô gái Tày mở đầu màn xoè với những động tác xoè duyên dáng, điệu nghệ mời mọi người tham gia, vòng xoè cứ rộng mãi đi đều trong tiếng kèn, tiếng trống dập dìu. Khi các màn xoè kết thúc mọi người lại đổ tới khu chơi trò chơi. Các trò chơi ở đây đa số là trò chơi dân gian như ném còn, đẩy gậy, kéo co, đánh quay, đánh bóng, bịt mắt bắt dê, leo cột mỡ…

8. Lễ quét làng của người Xá Phó
 Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết.
Khi đi, mọi người mang theo một bát gạo, một con gà, tiền, hai nén hương và một chai rượu. Những ai mang chó, lợn, dê đến góp thì dân làng có trách nhiệm tới làm trả công cho người đó trong một ngày. Tới ngày đã định, tất cả đàn ông trong làng mang tất cả lễ vật ra một bãi trống đầu làng. Theo sự phân công, những người đàn ông khoẻ mạnh nhanh nhẹn cùng nhau mổ lợn, gà, dê, chó. Các thầy cúng tay cầm kiếm gỗ, một cành lá đao, mặt bôi nhọ chia nhau vào từng thôn làm lễ quét nhà cho cả làng. Vào nhà dân, thầy cúng rót một chén rượu đặt vào bàn thờ của gia đình, lầm rầm đọc tên tuổi tất cả những người trong nhà đó. Đọc xong, thầy cúng dùng kiếm gỗ múa khắp nơi trong nhà, gia đình cử một người đi sau dùng ngô (ngô để cả bắp nướng sau đó rẽ hạt) tung qua đầu thầy cúng.

Xem thêm du lịch Hà Nội | du lịch Hà Giang | du lịch biển 2015

Đăng nhận xét